Trong những năm gần đây, ngành sản xuất nước giải khát phát triển mạnh, nhu cầu của thị trường về các loại nước giải khát ngày tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê được VBA công bố thì tính riêng trong năm 2013, sản lượng sản xuất nước giải khát các loại là 4.479 triệu lít, tiêu thụ 4.468 triệu lít. Nhu cầu thị trường lớn trong ngành này làm cho xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy sản xuất nước giải khát với ngày càng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
1. Tổng quan về xử lý nước thải ngành giải khát
Đi kèm theo quá trình sản xuất sản phẩm là lượng chất thải sinh ra. Chính vì vậy, khi mà lượng nước giải khát được sản xuất ngày càng nhiều sẽ sinh ra lượng nước thải ngày càng lớn. Nếu không được xử lý tốt thì nước thải ngành giải khát sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải ngành sản xuất nước giải khát thuộc loại nước thải công nghiệp, do đó nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát bao gồm nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy và nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm.
Nước thải sản xuất có thành phần chủ yếu là các nguyên liệu trong quá trình sản xuất với nồng độ thấp phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, từ sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, hay từ quá trình thải bỏ các sản phẩm bị hư hỏng không đạt chất lượng do quá trình bảo quản và vận chuyển. Ngoài ra, nước thải sản xuất còn bao gồm một thành phần nhỏ nước thải lò hơi, từ máy làm lạnh, và dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị động cơ. Nguyên liệu chế biến nước nước giải khát có thành phần protein, dinh dưỡng cao, vì vậy các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, Nitơ, và Phốt pho.
Hình 1: Các sản phẩm nước giải khát
Hàm lượng hữu cơ, BOD cao trong nước thải giải khát thích hợp với biện pháp xử lý sinh học kị khí kết hợp với sinh học hiếu khí. Vì chứa nhiều chất hữu cơ, hàm lượng BOD cao nên các vi sinh vật dễ dàng sinh trưởng, phát triển trong nước thải. Sự sinh trưởng, phát triển này của vi sinh vật tiêu thụ lượng lớn oxi trong nước thải, làm giảm lượng oxi một cách rõ rệt, nhanh chóng, tại điều kiện cho quá trình lên men lactose thành acid lactic. Nước thải ban đầu có pH trung tính hoặc kiềm sau đó giảm dần xuống mức pH thấp. Do vậy, để đảm bảo pH cho quá trình xử lý sinh học ta phải điều chỉnh pH của nước thải.
Nước thải được xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học kỵ khí với hiệu suất xử lý BOD và COD, Photpho lên đến 80%, và tiếp tục được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí để xử lý 50% lượng BOD và COD còn lại
Bảng: Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra sau xử lý sinh học của HTXLNT tại Công ty nước giải khát Kirin Acecook
2. Công nghệ xử lý nước thải ngành giải khát
3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải ngành giải khát
- Trước khi chảy vào hầm tiếp nhận, nước thải chảy qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ cặn có kích thước lớn, đảm bào an toàn cho các công trình phía sau.Từ hầm tiếp nhận, nước thải được bơm qua song chắn rác tinh nhằm loại bỏ lần nữa cặn có kích thước lớn hơn 5 mm, đến bể điều hòa.
- Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải. Tại bể có lắp đặt hệ thống cấp khí nhằm xáo trộn đều nước thải, xử lý 1 phần các chất dễ phân hủy sinh học, tránh hiện tượng phân hủy kị khí, bốc mùi.
- Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể trung hòa, tại đây nước thải được châm thêm NaOH để nâng pH lên, đảm bảo điều kiện hoạt động cho quá trình sinh học kỵ khí. Trong bể trung hòa có trang bị bộ cánh khuấy ngầm để trộn đều hóa chất với nước thải.
- Từ bể trung hòa nước thải được bơm vào bể UASB, tại đây diễn ra quá trình sinh học kị khí, dưới điều kiện kị khí các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các khí là CH4 và CO2,….trong đó, lượng CH4 sinh ra thường chiếm 70 – 80% và được thu lại nhờ hệ thống thu khí trên bề mặt.
Phương trình phản ứng: CHC + VSVkị khí ---> CH4 + CO2 + khí khác
Lượng khí sinh ra cùng với bùn nổi lên mặt nước, tạo ra hiện tượng xáo trộn cục bộ giúp làm tăng tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất hữu cơ, góp phần tăng hiệu quả xử lý. Hiệu quả xử lý BOD, COD khi qua bể này có thể đạt từ 70 – 90%.
- Sau đó, nước thải chảy qua bể Aerotank, tiếp tục được xử lý hiếu khí. Trong bể Aerotank có lắp đặt hệ thống dẫn khí nhằm cung cấp khí cho các vi sinh vật hiếu khí trong bể hoạt động. Trong điều kiện giàu oxi, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn, sau đó tăng trưởng phát triển, tạo thành các bông bùn, xử lý các chất hữu cơ. Sau bể Aerotank nước thải chảy qua bể lắng, nước thải chia thành 2 pha, các bông bùn mới sinh ra lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn, còn lượng nước sạch nổi lên phía trên sẽ được bơm qua các bồn lọc áp lực, đảm bảo xử lý cặn còn sót lại.
- Sau lọc áp lực, nước thải chảy đến bể khử trùng, tại đây, nước thải được châm thêm hóa chất NaOCl để khử trùng, tiêu diệt các vi trùng gây bệnh. Nước thải đầu ra đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT cột A, thải ra nguồn tiếp nhận.
Để được tư vấn miễn phí và biết thêm chi tiết về công nghệ xử lý nước thải ngành giải khát. Vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
53A Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: Ms Hải 0909 773 264 hoặc 0283 5100 127
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Website: khoahocmoi.vn - nguonsongxanh.vn