Tư Vấn Trực Tuyến

 
TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG
(Mss. Hương)
 

0933 221 540

 

0988 106 427

 

TƯ VẤN KỸ THUẬT
(Mss. Hải)
 

0909 773 264

 

0979 169 167

 

Liên kết website

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC

Để được tư vấn về các phương pháp xử lý nước rỉ rác hoặc báo giá xử lý nước rỉ rác vui lòng liên hệ: Ms Hải 0909 773 264

 

1. Nước rỉ rác là gì?

Nước rỉ rác là nước được hình thành trong quá trình chôn lấp vận hành bãi rác với nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

     - Nước sinh ra do quá trình sinh hóa phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải; mực nước ngầm có thể dâng lên và thấm qua các vách của ô chôn rác;  

     - Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào rác;

     - Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước khi ô rác đóng lại. 

Nước rỉ rác chứa nhiều chất ô nhiễm như khí nitơ, amoniac, hàm lượng COD, BOD cao, các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, kim loại nặng độc hại (Zn, Cr, Ni, Pb, Hg), thuốc bảo vệ thực vật. 

2. Phương pháp xử lý nước rỉ rác

Các phương pháp xử lý nước rỉ rác có thể được chia thành 4 nhóm sau:

     - Tiền xử lý vật lý/hóa học;

     - Xử lý sinh học;

     - Kết hợp 2 phương pháp tiền xử lý vật lý/hóa và xử lý sinh học trong cùng một hệ thống;

     - Xử lý nâng cao.

Bảng 1: Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải rỉ rác và mục đích xử lý

Mục đích xử lý

Phương pháp xử lý chính

Loại bãi rác

Loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy (BOD)

 Sinh học hiếu khí

  • Hồ làm thoáng/làm thoáng mở rộng
  • Bùn hoạt tính
  • Sinh học kỵ khí phản ứng theo mẻ SBR
  • Bùn kỵ khí dòng chảy ngược

II

Loại bỏ Amonia

 Sinh học hiếu khí

  • Hồ làm thoáng/ làm thoáng mở rộng
  • Bùn hoạt tính
  • Phản ứng theo mẻ SBR
  • Thiết bị tiếp xúc sinh học dạng đĩa quay
  • Tháp làm thoáng Amoniac

II

Khử nitrit

 Sinh học thiếu khí

 SBR

II

II

 Loại bỏ các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy và màu

 Bổ sung vôi/chất keo tủa

 Cacbon hoạt tính

 Lọc thẩm thấu ngược RO

 Oxy hóa hóa học

I, II, III

I, II, III

I, II, III

I, II, III

Loại bỏ hợp chất hữu cơ hàm lượng nhỏ có tính nguy hại

 Cacbon hoạt tính

 Lọc thẩm thấu ngược

 Oxy hóa hóa học

I, II, III

I, II, III

I, II, III

Loại bỏ Methan

 Tháp làm thoáng

 Sinh học hiếu khí (hạn chế sử dụng)

II

I, II, III

Loại bỏ sắt hòa tan, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng

 Bổ sung vôi, chất keo tụ, làm thoáng và lắng

I, II, III

Làm sạch sau cùng

 Lọc cát

II

Làm giảm thể tích

 Lọc thẩm thấu ngược

 Hóa hơi

I, II, III

I, II, III

Chú thích: I= Bãi rác xử lý chất thải công nghiệp không chứa thành phần nguy hại; II = Bãi rác xử lý Chất thải rắn đô thị và kết hợp cả chất thải rắn đô thị và chất thải công nghiệp không chứa thành phần nguy hại; III = Bãi rác xử lý Chất thải nguy hại

Phương pháp tiền xử lý vật lý – hóa học có hiệu quả cụ thể trong xử lý nước thải rỉ rác từ các bãi chôn lấp với thời gian hoạt động dài/đóng cửa mà có các hợp chất cacbon hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học thấp, hoặc đóng vai trò là bước sau cùng đối với quá trình xử lý sinh học nước rỉ rác.

3. Xử lý vật lý – hóa học nước rỉ rác

a) Tháp làm thoáng Methan

     - Tháp làm thoáng loại bỏ khí methan là phương pháp cơ bản cần sử dụng khi nước rỉ rác thoát vào hệ thống thoát nước mà không có bất kì một phương pháp tiền xử lý khác.

     - Loại bỏ metan rất cần thiết để tránh khả năng tạo thành khí gây nổ trong hệ thống đường ống.

b) Tháp đuổi khí Aminia

     - Nồng độ Amonia cao và tỉ lệ BOD:N thấp cho thấy phương pháp xử lý vật lý - hóa học kết hợp sẽ rất thích hợp để xử lý nước rỉ rác. Tỉ lệ BOD:N thông thường đối với xử lý nước thải là 100:5, trong khi nước rỉ rác có metan có tỉ lệ BOD:N là 100:100. Trong các quá trình xử lý lý hóa kết hợp, tháp làm thoáng amonia là phương pháp tiềm năng nhất đối với quá trình loại bỏ ni tơ khỏi nước rỉ rác.

     - Đây là quá trình chuyển đổi khối lượng bằng cách sử dụng không khí để loại bỏ khí amonia dễ bay hơi trong nước rỉ rác. Amonia có khả năng hòa tan cao và để loại bỏ Amonia từ dạng lỏng, phải chuyển đổi thành phân tử amonia dạng khí, trước quá trình làm thoáng diễn ra. pH của nước rỉ rác được điều chỉnh lớn hơn giá trị pH 10 để giải phóng khối lượng lớn khí NH3.

     - Cần bổ sung chất kiềm để đạt giá trị pH trên 10, sử dụng 0,5 kg vôi/m3 đối với nước rỉ rác có mentan và khoảng 6 kg vôi/m3 đối với nước rỉ rác có aceton. Quá trình này có thể thực hiện trong hồ sinh học hoặc tháp làm thoáng đuổi khí với tỉ lệ không khí/nước rỉ rác tương đối lớn. Tỉ lệ không khí/nước rỉ rác càng lớn, hiệu quả quá trình càng cao và chi phí xử lý thấp. Nồng độ khí NH3 thoát ra trong tháp làm thoáng đuổi khí thông thường khoảng 200 mg/m3 nước rỉ rác.

c) Kết tủa/Tạo bông

Bổ sung hóa chất theo sau quá trình khuấy trộn, keo tụ, tạo bông và lắng có thể được sử dụng kết hợp với các quá trình xử lý khác. Mục đích của sự kết tủa bao gồm:

     - Giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng để giảm thiểu các vấn đề về đóng cáu cặn bẩn;

     - Kết tủa CaCO3, Fe, Mg, và các kim loại nặng để bảo vệ thiết bị, ngăn chặn độc chất và chất rắn vô cơ tích tụ trong quá trình sinh học;

     - Loại bỏ độ đục và màu trong dòng nước đầu ra;

     - Loại bỏ một phần chất hữu cơ và than hoạt tính dạng bột (trong quá trình xử lý thứ cấp);

     - Nhiều hóa chất được sử dụng như Ca(OH)2 , nhôm sulfate, sắt sulfate và chất trợ keo tụ. Canxi hydroxyt cho thấy rất hữu ích và cho hiệu quả keo tụ tốt;

Liên hệ Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí về phương pháp xử lý nước rỉ rác theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH

Địa chỉ: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: Ms Hải 0909 773 264 hoặc 0283 5100 127

Email: greenlife@nguonsongxanh.vn

Website: khoahocmoi.vn - nguonsongxanh.vn

Bài Viết Liên Quan