Các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM
Xin chào quý khách hàng! Chắc hẳn có nhiều doanh nghiệp đang còn bối rối khi dự kiến thay đổi quy mô, công suất sản xuất hoặc các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án mà không biết có phải làm lại hồ sơ môi trường hay không ?
Ví dụ: Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đã đi vào hoạt động được 2 năm nhưng gần đây công ty dự tính thay đổi như sau:
- Xây dựng thêm nhà xưởng từ 12.000 m2 lên 20.000 m2
- Nâng công suất sản xuất sản phẩm lên 1,5 lần so với công suất hiện tại đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM.
- Nâng công suất hệ thống xử lý nước thải, khí thải.
Đối với trường hợp này, Nguồn Sống Xanh xin phép trả lời như sau: Theo Khoản 6, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 Sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ các trường hợp phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
1. Các Dự án phải lập lại ĐTM được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH11
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
+ Thay đổi địa điểm thực hiện của dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt;
2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo ĐTM
+ Dự án có thực hiện tăng quy mô nâng công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;
+ Thay đổi công nghệ sản xuất các dòng sản phẩm chính của dự án và thay đổi phương pháp xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt ĐTM;
+ Mở rộng quy mô đầu tư của KCN; bổ sung vào khu công nghiệp nghành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và Nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019, Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
=> Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM sau thay thế cho quyết định phê duyệt trước đó.
3. Việc lập, thẩm định và phê duyệt ĐTM
Các quy trình lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện xây dựng dự án, chủ dự án có các thay đổi khác như về quy mô, công suất sản xuất, công nghệ vận hành làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được cơ quan chức năng phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM . Khi đó Chủ dự án phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM và chỉ được thực hiện thay đổi sau khi có quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.
Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu lập báo cáo ĐTM thì hãy liên hệ ngay với Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn thực hiện.
CÔNG TY TNHH XD DV MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Địa chỉ trụ sở chính: Ô 60, DL14, KĐT Mỹ Phước 3, P. Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Địa chỉ chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: HCM: 0283 5100 127 – BD: 0274 3555 118
Hotline: Ms.Hải - 0909 773 264
Email: moitruongnguonsongxanh@gmail.com