Tư Vấn Trực Tuyến

 
TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG
(Mss. Hương)
 

0933 221 540

 

0988 106 427

 

TƯ VẤN KỸ THUẬT
(Mss. Hải)
 

0909 773 264

 

0979 169 167

 

Liên kết website

Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường - NĐ 179/2013/NĐ-CP

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường - NĐ 179/2013/NĐ-CP - Liên hệ Công ty môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí thủ tục pháp lý về môi trường. Hotline: 0909 773 264 Ms Hải

Sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hiện đại đã và đang mang đến cho nhân loại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động sản xuất đang đưa vào môi trường một lượng lớn các chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự sống trên trái đất. Chính vì thế, mỗi quốc gia đều có những quy định, khung pháp lý nhằm mục đích quản lý, kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường này.

Tại Việt Nam, theo luật bảo vệ môi trường, bên cạnh những nghị định, thông tư hướng dẫn mọi cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật về môi trường còn có nghị định quy định về khung chế tài đối với hành vi không tuân thủ và vi phạm luật bảo vệ môi trường. Chế tài nhằm răn đe và nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hướng các doanh nghiệp thực thi đúng quy định của Nhà nước và Chính phủ, phù hợp với chính sách, chủ trương của Đảng.

Khung chế tài mới nhất của nước ta hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này được ban hành thay thế nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

So với Nghị định 117/2009/NĐ-CP, Nghị định 179/2013/NĐ-CP có nhiều điểm mới được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và có mức xử phạt cao hơn. Điều đó thể hiện chủ trương cứng rắn của Đảng và Nhà nước ta trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp đây là một nổi lo vì còn khá nhiều các doanh nghiệp không biết rỏ về luật môi trường dẫn đến rơi vào đối tượng vi phạm mà bản thân doanh nghiệp không nhận thức được. Và một nguyên nhân khác xuất phát từ công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập.

1. Điểm mới của nghị định 179/2013/NĐ-CP

a) Về hành vi vi phạm

Theo nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với đối tượng có quy mô, tính chất phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Còn nghị định 179/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm được quy định cụ thể hơn.

Vi phạm thực hiện cam kết bảo vệ môi trường được chia thành hai nhóm: Nhóm một áp dụng đối với đối tượng không có dự án đầu tư; nhóm 2 là đối tượng phải lập dự án đầu tư. Ngoài ra nghị định 179/2013/NĐ-CP còn bổ sung hình thức xử phạt đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định về tần suất, vị trí, thông số giám sát.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhiều điểm xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị xử phạt theo từng điểm xả thải.

Nghị định 179/2013/NĐ-CP còn quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm mà trước đây nghị định 117/2009/NĐ-CP không quy định như:

     - Hành vi vi phạm quy định về túi nilon thân thiện môi trường;

     - Hành vi vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

     - Hành vi vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học,

     - Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

     - Hành vi không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham  gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường…

b) Về hình thức, mức xử phạt

Hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền nhưng theo nghị định 117/2009/NĐ-CP mức phạt tối đa đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng. Với nghị định 179/2013/NĐ-CP mức phạt cao hơn rất nhiều. Đối với cá nhân mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức mức phạt tối đa là 2 tỷ đồng. Ngoài ra còn hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 1 đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, nghị định 179/2013/NĐ-CP có quy định về việc khắc phục hậu quả vi phạm với điểm mới là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính gây ra và buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm gây ra theo quy định.

c) Về thẩm quyền xử phạt

Mức xử phạt cũng tăng theo thẩm quyền sử phạt, một vài so sánh cụ thể như sau:

STT

Người có thẩm quyền

Mức xử phạt theo nghị định 117/2009/NĐ-CP

Mức xử phạt theo nghị định 179/2013/NĐ-CP

1

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

2.000.000

5.000.000

2

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

30.000.000

50.000.000

3

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh

500.000.000

1.000.000.000

4

Chánh thanh tra sở tài nguyên và môi trường

30.000.000

50.000.000

5

Chánh thanh tra bộ tài nguyên và môi trường

500.000.000

1.000.000.000

Về lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo nghị định 117/2009/2013, chỉ những người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành nhiệm vụ khi phát hiện có vi phạm mới được lập biên bản. Tuy nhiên quy định mới tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP, các cán bộ, công chức, viên chức, công an xã, phường, thị trấn, chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm đều có quyền lập biên bản vi phạm.

2. Một số mức xử phạt của Nghị định 179/2013/NĐ-CP

- Phạt tiền từ 200.000.000 đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định (Điều 12, khoản 3, điểm d).

- Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định (điều 12, khoản 2, điểm d).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 hoặc 9.000.000 đến 11.000.000 hoặc 60.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (Điều 8, Điều 9).

- Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng khi không đăng ký chủ nguồn thải CTNH (Điều 21, khoản 4).

- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 khi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình quản lý chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nguồn thải (Điều 21, khoản 1).

- Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng khi không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý (Điều 21, khoản 5).

- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng khi để lẩn chất thải nguy hại với chất thải thông thường (Điều 21, khoản 6).

Công ty TNHH XD DV Môi trường Nguồn Sống Xanh là công ty tư vấn môi trường chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn đồng hành cùng  doanh nghiệp vì một môi trường trong sạch và tươi đẹp. Chúng tôi cùng các doanh nghiệp bảo vệ môi trường và bảo vệ chính lợi ích của doanh nghiệp trước khung chế tài theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP.

Nghị định số 155/NĐ-CP xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mới nhất: tại đây

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH XD DV Môi trường Nguồn Sống Xanh

53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 773 264 hoặc 0283 5100 127

Email: greenlife@nguonsongxanh.vn

Website: khoahocmoi.vn - nguongsongxanh.vn

 

Bài Viết Liên Quan