Hằng ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta luôn nghe những thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, họ bất chấp tất cả bỏ qua cả hiểu biết căn bản thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhằm mục đích duy nhất để thu được lợi nhuận cao nhất. Đây là một vấn đề nóng tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc… Người tiêu dùng luôn trong tâm trạng bất an và cảnh giác cao độ trong quá trình mua và sử dụng các thực phẩm.
Vì thế để tạo niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng với sự lựa chọn của mình đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đó chính là phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đăng ký đầy đủ các giấy tờ quy định trong quá trình sản xuất kinh doanh, một trong những giấy tờ quan trọng đó chính là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu theo nghĩa hẹp là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chính là minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất đối với người tiêu dùng.
2. Căn cứ pháp lý
Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.
3. Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép VSATTP do Sở Công thương cấp: Loại hình chế biến Bánh, kẹo, thực phẩm làm từ bột, dầu ăn, rượu, nước giải khát…
- Giấy phép VSATTP do Sở Nông nghiệp cấp: Loại hình sản xuất Nông sản, thuỷ sản, đóng gói rau củ quả, thịt cá trứng…
- Giấy phép VSATTP do Sở Y tế cấp: nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp…
- Giấy phép VSATTP do Cục VSATTP – Bộ Y tế cấp: Các sản phẩm nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao…
- Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3 /2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.
3. Đối tượng cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
- Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
- “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
- “Căn tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
- ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
- “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
- “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
- “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, đánh giá chất lượng hàng hoá.
4. Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổ chức, công dân đến lấy mẫu hồ sơ;
- Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho Tổ chức;
- Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
5. Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng);
- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
- Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
6. Thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
- Khi cơ sở thay đổi quy mô sản xuất, kinh doanh, dây chuyền, công nghệ, mặt hàng sản xuất hay bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải xin cấp mới Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận giống như thủ tục xin cấp lần đầu.
7. Các hình thức xử lý vi phạm khi không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
8. Hình thức xử phạt đối với cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ sở hay công ty vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 91/2012/NĐ-CP với những mức phạt tùy thuộc vào các vi phạm. Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Kèm theo đó là các mức phạt nằm trong Chương II điều 5 mà Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định.
Nhằm sát cánh bên doanh nghiệp, tạo được sự tin cậy cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng chính là tạo một tiền đề vững chắc cho công ty trong quá trình phát triển, nhất là những công ty sản xuất ra sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
Công ty Nguồn Sống Xanh cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với sự nhiệt tình và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem lại sự hài lòng cho tất cả các doanh nghiệp khi hợp tác với chúng tôi.
Để được tư vấn trực tiếp và miễn phí về thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: Ms Hải 0909 773 264 hoặc 0283 5100 127
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Website: khoahocmoi.vn - nguonsongxanh.vn