Các doanh nghiệp đi vào hoạt động cần phải có các hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính pháp lý và minh bạch trong quá trình hoạt động. Đồng thời tạo nên một nền tảng bền vững trong quá trình phát triển, và vì mục tiêu chung của thế giới là bảo vệ môi trường. Một trong những hồ sơ môi trường quan trọng, cần thiết đó là giấy phép xả thải.
1. Căn cứ pháp luật
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
2. Giấy phép xả thải
Giấy phép xả thải vào nguồn nước do Cục Quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấp phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp), và Sở Tài Nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp), nhằm mục đích quản lý về việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi của các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (giấy phép này quy định lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau khi đã xử lý, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả thải vào nguồn nước).
Giấy phép xả thải là một hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý. Giấy phép xả thải cung cấp cho chính quyền địa phương biết nguồn gốc xả nước thải, chất lượng nước thải và nguồn tiếp nhận làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát hơn.
3. Đối tượng phải xin giấy phép xả thải
Đối tượng phải lập hồ sơ xin giấy phép xả thải là: các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước (sông, suối, kênh, mương, rạch…). Các đối tượng này có hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đạt QCVN cho phép trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
4. Cơ quan cấp phép
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước xả thải trong một ngày đêm:
- Xả thải dưới 3.000 m3 sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;
- Xả thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
5. Hồ sơ xin giấy phép xả thải
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 01 của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
- Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.(mẫu số 28 của Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).
- Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
6. Thời hạn của giấy phép xả thải
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá mười (10) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5) năm.
- Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép xả thải tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.
Xem thêm: Quy định về Gia hạn giấy phép tài nguyên nước
- Trong trường hợp lưu lượng xả thải hay công trình xả thải có thay đổi so với giấy phép đã cấp chủ dự án phải tiến hành thủ tục xin cấp phép mới hoặc nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.
Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép xả thải cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử phạt theo Nghị định 142/2013/NĐ-CP.
Nếu quý doanh nghiệp có thắc mắc trong quá trình lập hồ sơ môi trường nói chung cũng như khó khăn trong quá trình xin giấy phép xả thải. Hãy liên hệ với Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín với khách hàng trong tư vấn lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp.
Để được tư vấn miễn phí về giấy phép xả thải hoặc gia hạn giấy phép xả thải vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: Ms Hải 0909 773 264 hoặc 0283 5100 127
Email: greenlife@nguonsongxanh.vn
Website: khoahocmoi.vn - nguonsongxanh.vn